Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

Bị 'mắng tát nước' vì không gắp thức ăn cho bác họ

Nói về thói quen gắp thức ăn cho nhau trên bàn tiệc, độc giả có nickname Co_gai_Ha_Noi chia sẻ:

Tôi rất phản đối chuyện gắp thức ăn cho nhau. Không chỉ mất vệ sinh mà chỉ mang tính hình thức. Sự quan tâm tới nhau không nhất thiết nằm ở chỗ gắp thức ăn cho nhau, mà người được gắp chắc gì Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog đã cảm thấy thoải mái?

Hồi tôi còn đang học đại học, có một người họ hàng sống ở nước ngoài đã lâu năm về thăm nhà. Hôm đấy đến thăm nhà tôi nên bố mẹ cùng với mấy bác ruột làm bữa cơm đãi khách.

Trong bữa ăn tôi vô tình ngồi cạnh người bác họ đó. Thế là bác ruột tôi nói như giao nhiệm vụ: "Ngồi cạnh thì nhớ tiếp bác cẩn thận nhé". Ý là ngồi cạnh thì không được quên gắp thức ăn cho bác ấy.

Tôi vâng dạ vậy chứ cũng không làm. Bác họ tôi sống ở nước ngoài lâu năm rồi, chắc gì đã đã thích được gắp cho. Mà bản thân tôi cũng không thích quan tâm đến người khác kiểu màu mè như vậy nên không làm.

Sau 15- 20 phút thì tôi bị bác ruột mắng như tát nước vào mặt: "Học đại học rồi mà có cái tối thiểu như vậy cũng không biết là thế nào? Con gái con đứa đừng tưởng có tí chữ nghĩa ở đại học là oai. Ngồi cạnh bác mà có mỗi tí việc tiếp thức ăn cho bác làm cũng không nên hồn thì sau ra đời sống thế nào nổi".

Sau một hồi nói thì bác cho tôi rời sang vị trí khác để bác tự tay tiếp bác họ tôi cho được chu đáo. Nhưng sau đó thì chính bác họ tôi lại nhất nhất không muốn nhận thức ăn được gắp cho, và luôn nói là cứ để cho bác được tự nhiên lựa chọn thứ bác muốn ăn.

Tôi rất không thích cái kiểu thể hiện sự quan tâm rồi các kiểu lễ giáo màu mè như vậy.

Độc giả Kevin Pham phân tích gắp thức ăn cho người khác một cách cư xử hết sức sai lệch về nhiều mặt:

1. Gắp cho người khác bằng đũa của mình đã cho vào miệng là mất vệ sinh.

2. Gắp món người ta không thích hay không ăn được sẽ gây ra khó chịu, không ăn thì mích lòng.

3. Có nhiều người bị hội chứng Mysophobia, bắt tay họ cũng không dám đừng nói là ăn đồ từ đũa của người khác.

4. Động tác này nhiều khi sẽ dẫn đến hiểu lầm hoặc xích mích trên phương diện tình cảm

5. Khiến cho người nước ngoài sợ khiếp đảm.

Ở đâu, thời nào cũng thế, cái gì hay thì phát triển, dở hoặc cổ hủ thì bỏ đi thế mới văn minh ra được. Riêng tôi thấy khi đi ăn lẩu, mỗi người tự gắp nhưng đũa của ai cũng cho vào chung nồi đã là đủ mất vệ sinh rồi. Mình không nói vệ sinh một cách quá đáng chỉ ở mức đáng chú ý thôi: Nếu ai đang bệnh cảm, hay bị một thứ gì khác dễ nhiễm trùng nhưng chưa biết mà đi ăn lẩu chung với bạn bè sẽ hại mọi người cũng bệnh theo.

Độc giả Ngoc Bui :

Nói thật, Việt Nam ta mới phát triển được mấy chục năm nay, nên nhiều phong tục, tập quán, thói quen vẫn còn nặng phong kiến và cổ hủ, lạc hậu. Nhiều hủ tục đã bị loại bỏ. Nhưng vẫn nhiều tập tục, thói quen cổ hủ vẫn còn duy trì.

Ví dụ các phong tục, thói quen về ăn uống, ma chay, hiếu hỷ, các lễ hội...cái gì rườm rà, mất vệ sinh, lạc hậu chúng ta nên bỏ dần. Đừng lấy lý do cho tình cảm, cho gần gũi để bao biện. Chẳng qua là mọi người không từ bỏ được thói quen xấu và không chịu mở mang đầu óc thôi.

Tôi rất kỵ với kiểu ăn uống gắp cho nhau, ăn lẩu, canh thì dùng đũa vớt rau, thức ăn, lấy đũa ngoáy bát nước chấm chung, nhìn mất vệ sinh chẳng muốn ăn nữa. Đám ma thì rườm rà, mất vệ sinh, nhiều thủ tục, rắc giấy tiền mã lung tung khắp nơi, kèn trống inh ỏi, khóc qua loa tùm lum cả, còn kiểu khóc hộ, khóc thuê nữa...đám cưới cũng vậy, rườm rà và mang tính hình thức nhiều. Nhiều khi mời cưới chẳng muốn đi, gửi phong bì thì cứ như là mua bán, vay trả nhau vậy.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét